Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

SAO CÁC NGƯỜI LẠI BẮT BỐ TÔI? WHY DID YOU TAKE MY PAPA FROM ME?

(Bilingual)





Con gái út 11 tháng tuổi của Luật sư Lê Quốc Quân, ngày 30/12/2012 (03 ngày sau khi Ls Quân bị bắt vì cáo buộc "trốn thuế".)

Dissident Lawyer Le Quoc Quan’s 11-month-old daughter on December 30, 2012 (03 days after Lawyer was arrested on a trumped-up charge of tax evasion.)

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Buồng giam đêm nay – A prison cell tonight


(Bilingual)

Phạm Hồng Sơn


Giờ này các buồng giam ở Hà Nội đều lạnh và im ắng lắm. Nhưng tôi tin những người như Ls Lê Quốc Quân lúc này vẫn chưa thể ngủ vì còn băn khoăn một điều: liệu mấy giờ nữa, có nhiều anh em đến được phiên phúc thẩm của Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon không?

Tonight all Hanoi’s prison cells must have been wet, cold and so quiet. And there must have been a prisoner, who is still awake for wondering how many people could come to the court building where the appeal trial of Dieu Cay and his two associates takes place in few hours. That prisoner is Le Quoc Quan, a Human Rights Lawyer.

Nguồn/Source: Facebook Pham Hong Son



Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Điếu Cày và Hội thảo - Dieu Cay and Conference


(Bilingual)

Phạm Hồng Sơn


Hơn một ngày nữa, Điếu Cày cùng hai đồng sự sẽ ra tòa trở lại để nhận án có hiệu lực.

Hơn một ngày trước đây có một hội thảo đặc biệt được chính quyền cho phép tổ chức với chủ đề “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo còn có những diễn giả đặc biệt là các blogger nổi tiếng có những ý kiến chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước như Nhà văn Phạm Viết Đào và ông Nguyễn Hữu Vinh – cựu nhân viên an ninh, chủ trang Ba Sàm, một trong những blog nổi tiếng nhất hiện nay tại Việt Nam.

Phải chăng hội thảo ngày 24/12/2012 nói trên là chỉ dấu cho những thay đổi tiến bộ của chính quyền trong thời gian sắp tới? Hay chỉ là một cách thức thăm dò dư luận để có chính sách bóp nghẹt thông tin hiệu quả hơn? Hay chỉ là một kỹ thuật nhằm tháo gỡ bế tắc trong đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ (quốc gia có Tu chính án thứ Nhất của hiến pháp là minh xác quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí thuộc những giá trị bất biến)?

Hiện tại khó ai có thể trả lời xác định được cho ba câu hỏi trên. Nhưng chắc chắn một phần của sự trả lời sẽ nằm ở diễn biến trong phiên tòa ngày 28/12/2012 tới đây dành cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn – những blogger hàng đầu đã bị kết tội với những bản án lên tới gần 40 năm tù và quản chế.○



Dieu Cay and Conference

Just more than one day away Dieu Cay and his two associates go on trial on appeal.

And just more than one day ago a rare conference took place officially in Hanoi. The conference, titled “Impact of Social Media on Journalism”, organized by RED (a Vietnamese non-governmental organization) in association with the British Embassy, gathered several journalists and even some prominent bloggers such as Writer Pham Viet Dao, a former-official turned critical blogger and Mr Nguyen Huu Vinh, a former policeman and the owner of Ba Sam – one of the currently most prominent blogs in Vietnam.

Three questions may arise from this rare conference. First, is the conference a move foreshadowing a less intolerant policy toward freedom of speech? Second, is the conference just a way to probe the public for a more effectively restrictive policy on freedom of speech? Third, is the conference just a trick to fix the deadlock in Human Rights dialogue with the United States of America (nation famous for its first amendemen of the constitution that highly values freedom of speech and freedom of the press)?

Obviously, it is hard to answer these 03 questions satisfactorily. But, what will help answer is certainly the outcomes of the imminent trial on December 28, 2012 where present would be three leading bloggers Dieu Cay, Ta Phong Tan, Anh Ba Saigon, who were sentenced to the aggregate of nearly 40 years in prison and house arrest.○

Nguồn/Source: Facebook Pham Hong Son 

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Phúc thẩm Điếu Cày: Sẽ có một tiến bộ? No need to respect a due-process in Dieu Cay’s trial on appeal?


(Bilingual)


Điếu Cày shown on Vietnam's state-owned TV right
after the kangaroo-trial on September 24, 2012.
Chỉ chưa đầy một tuần nữa, phiên tòa phúc thẩm ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) cùng bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh  Hải (AnhBa Saigon) dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 7h30 ngày 28/12/2012 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lầu 1, 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn.

Luật sư Hà Huy Sơn, người đại diện pháp luật của ông Điếu Cày, cho biết tòa án đã gửi cho ông giấy triệu tập tham gia phiên phúc thẩm với chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Lê Thành Văn. Ngoài những thông tin vừa nêu, lần này cơ quan chức năng không cho biết những thông tin quan trọng khác như tên các thành phần khác trong hội đồng xét xử (các thẩm phán bên cạnh chủ tọa, hội thẩm nhân dân), đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố hoặc các nhân chứng, chứng cứ, đúng như luật pháp qui định phải công khai trước khi xét xử.

Có lẽ, sau phiên sơ thẩm ngày 24/09/2012, lần này nhà cầm quyền muốn nhắc khéo để công luận biết rõ rằng phiên phúc thẩm cũng vẫn chỉ là loại “tòa án bỏ túi” mà thôi. Mà án đã có trong “túi” trước khi xử rồi thì bớt được người nào ngồi “xử” là sẽ bớt được phung phí những đồng tiền xương máu của nhân dân. Nếu đúng như vậy phiên phúc thẩm tới đây ắt sẽ tiến bộ hơn phiên sơ thẩm.○


No need to respect a due-process in Dieu Cay’s trial on appeal?


The trial on appeal of Mr Nguyen Van Hai (alias Dieu Cay) and his two associates set already to be held at 7:30 AM December 28, 2012, at People’s Court of Ho Chi Minh City’s building, No 131 Nam Ky Khoi Nghia Street, Saigon.

Lawyer Ha Huy Son, who has represented Dieu Cay, was given a court’s order to participate in that hearing. But the order reveals only one Justice as Chairman named Le Thanh Van. No more important and necessary information such as the names of other justices, prosecutor, lay assessors, witnesses or proofs is provided. 

Three bloggers, Dieu Cay, Ta Phong Tan, Phan Thanh Hai (AnhBa Saigon) have been accused of “conducting propaganda against the state” and the trio were sentenced in a few-hour trial on September 24, 2012 to 12 years in prison with 05 years in house arrest, 10 years in prison with 03 years in house arrest and 04 years in prison with 03 years in house arrest respectively. This trial has been condemned by many as a kangaroo-trial to cover a crack-down on freedom of expression.

Perhaps this time the authorities do aim to hint that the imminent trial will also be a kangaroo-one. And does a kangaroo-trial really need a due-process form?○

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

To Be Executed by Mother-Regime? Sẽ bị xử tử bởi chế độ của mình?


(Song ngữ)

Mr Le Hieu Dang. Photo: on the net

Le Hieu Dang, 68 years old, a former dissident and guerrilla in South Vietnam before 1975 and once sentenced to death in absentia by a court of the then Republic of Vietnam, now a law expert member in the CPV-controlled Father Land Front and one of the recently most outspoken over Chinese aggression, just raised a blame again against threats and harassment inflicted on himself and his colleagues over a patriotic activism. 

In the latest petition dated December 16, 2012 he reported a warning from one of his friends who said: “You were tried and sentenced to death by Saigon Government but beware of execution by a regime that you and your colleagues suffered a lot to achieve.” 

Dang wrote then: ”I accept that for the sake of my country’s survival and my future generations.


Sẽ bị xử tử bởi chế độ của mình?

Ông Lê Hiếu Đằng 68 tuổi, một cựu bất đồng chính kiến, một chiến sỹ vũ trang chống chính quyền trước 1975, đã từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tuyên án tử hình vắng mặt, hiện là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một trong những nhân sỹ có tiếng nói mạnh mẽ chống xâm lăng Trung Quốc gần đây, vừa lên tiếng tố cáo sự sách nhiễu, đe dọa bản thân ông và các đồng sự vì các hoạt động yêu nước. 

Trong văn bản tố cáo viết ngày 16/12/2012, ông kể lại một cảnh báo từ một người bạn: “Tòa án vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn lên án tử hình anh, nhưng anh coi chừng, người thi hành án lại là chính quyền mà anh, bạn bè anh và biết bao người đã đổ xương máu mới có nó…”

Kết thúc văn bản tố cáo, ông Đằng viết: “Cả trong trường hợp như vậy tôi vẫn chấp nhận vì sự tồn vong và vận nước của Tổ Quốc VN ,vì tương lai con cháu chúng ta sau nầy.“ (sic)○



Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Một góc nhìn cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 09/12/2012



Phạm Đình Trọng*

Tối thứ bảy thường tôi nghỉ ngơi xem truyền hình trực tiếp bóng đá Anh. Tối thứ bảy 8.12.2012 có trận đấu của đội Arsenal, đội bóng mà tôi ủng hộ nhưng tôi cũng không quan tâm đến bóng đá nữa, cả tối nghỉ ngơi hiếm hoi đó tôi tìm giấy, bút màu viết khẩu hiệu HOÀNG SA TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM cho cuộc biểu tình sáng mai.

Viết xong khẩu hiệu thì có điện thoại của anh Kha Lương Ngãi, một người tôi rất kính trọng, hẹn sáng mai, 7 giờ 30 gặp nhau ở quán phở gà đường Nguyễn Du nhìn sang Bưu điện thành phố để từ đó ra nơi biểu tình, Nhà Hát Lớn. Nghe điện thoại của anh Ngãi rồi tôi gọi cho anh Lê Phú Khải, hẹn 7 giờ sáng mai gặp nhau ở bến xe buýt cạnh cây xăng đường Cộng Hòa, cùng đến chỗ hẹn với anh Kha Lương Ngãi. Từ năm 2004, khi đang là phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, tờ báo của thành ủy Sài Gòn, anh Kha Lương Ngãi đã có đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam. Bí thư thành ủy trực tiếp gặp gỡ khuyên rút đơn nhưng anh Ngãi vẫn dứt khoát ra khỏi đảng khi đã có 38 tuổi đảng và xin về nghỉ hưu trí khi mới 58 tuổi đời.

Sáng chủ nhật 9.12.2012, 6 giờ 50 tôi vừa bước ra khỏi cửa, ông Tuấn, trên sở công an thành phố, người đã nhiều lần lấy tư cách an ninh gặp tôi, làm việc với tôi, tước đoạt quyền công dân của tôi, cùng cả chục người nữa, công an thì mặc đồ dân sự, dân phòng mặc đồng phục có logo dân phòng ở cánh tay, mỗi người một xe máy xô đến bảo tôi dừng lại nói chuyện. Tôi bảo không có chuyện gì để nói với các anh rồi lách qua đầu xe của họ mà đi. Dù tôi đi trên vỉa hè, họ vẫn lao đầu xe chắn trước mặt tôi.

Tôi nhận ra cậu công an trẻ tên Phước đã áp giải tôi từ Tòa án Sài Gòn về công an phường Bến Thành rồi lại áp giải tôi từ công an phường Bến Thành về tận nhà tôi hôm tôi đi dự phiên tòa xử câu lạc bộ Nhà báo Tự do ngày 24 tháng chín, năm 2012. Tôi dừng lại bảo Phước: Bác rất quí Phước, bác bảo Phước về đi đừng theo bọn họ làm việc đê tiện là tước quyền công dân của bác, không cho bác đi biểu tình chống Tàu xâm lược. Bác già rồi, chẳng sống được bao lâu nữa. Bác giữ nước cũng để cho các cháu. Phước im lặng và vẫn bám theo tôi.

Công an mặc thường phục đang giằng xé biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lăng tại Sài Gòn 09/12/2012. Photo: on the net.
Ông dân phòng đứng tuổi mặt xám xịt, tối sầm, vẻ hung hăng nhất trong đám dân phòng luôn lao xe vào chặn tôi, bảo tôi dừng lại nói chuyện. Tôi chỉ ông ta: Anh không có tư cách gì nói chuyện với tôi. Từ đó tôi mới không thấy bộ mặt tối sầm, xám xịt chặn trước tôi nữa.

Trên đường phố, cả một đám chục chiếc xe máy bám quanh tôi làm nhiều người chú ý. Đến chỗ đông người, tôi dừng lại, chỉ vào đám người công cụ, nói to: Các anh có còn là người Việt Nam không? Giặc Tàu cướp hết biển, hết đảo của ta rồi mà các anh còn ngăn chặn dân không cho dân đi biểu tình chống Tàu xâm lược là sao? Mỗi tháng các anh nhận cả chục triệu đồng lương từ tiền thuế của dân  để các anh làm việc tước đoạt quyền công dân của người dân à?

Bộ mặt công cụ tối sầm của ông dân phòng đứng tuổi không còn hung hăng lập công với công an chặn bước tôi nữa thì lại đến bộ mặt còn nguyên màu đồng ruộng của ông Tuấn, công an cấp thành phố. Chiếc xe máy của ông Tuấn cứ ép tôi, chặn tôi sát sạt.

Bực quá, tôi đẩy đầu xe ra và vỗ vào mũ bảo hiểm trên đầu Tuấn, quát: Tuấn, anh đang làm việc phạm pháp đấy! Đừng làm việc phạm pháp đó nữa, để tôi đi. Ông công an cấp thành phố liền lu loa: A, anh đánh vào đầu tôi! Có mọi người làm chứng, anh vừa đánh tôi. Anh phải vào đồn công an giải quyết việc anh hành hung tôi. Kinh ngạc thấy ông công an cấp thành phố và cấp hàm ông ta mang phải là cấp tá lại giở trò bẩn vu khống, tôi bảo: Tôi làm sao đánh được anh. Đánh phải có vết tích chứ. Ông công an Tuấn tiếp tục vở diễn: Ối! Ối! Tôi đau đầu quá! Anh đánh vào đầu tôi chấn thương rồi. Anh phải vào đồn công an giải quyết việc anh đánh tôi. Tôi gạt đầu xe ra để đi, ông công an cấp thành phố lại lao xe vào trước mặt tôi và lải nhải kêu đau đầu. Thật là trò bẩn thỉu, đê tiện!

Một mình ra xe buýt, tôi sẽ không thể lên được xe. Từ bến xe buýt đến nhà anh Lê Phú Khải, chỉ một đoạn ngắn, tôi liền đến thẳng nhà anh Lê Phú Khải, may ra anh Khải chưa ra khỏi nhà. Có thêm anh Khải, tôi sẽ có thêm sức mạnh. Không may cho tôi, anh Khải đã đi rồi. Qua điện thoại, anh Khải bảo đang trên xe buýt đến trung tâm thành phố. Tôi đành ở lại nhà anh Khải ngồi nói chuyện với chị Thuận vợ anh Khải. Bên ngoài cánh cổng sắt nhà anh Lê Phú Khải, đám người ngăn cản không cho tôi đi biểu tình chia làm hai tốp, một tốp năm công an mặc dân sự và một tốp năm, sáu dân phòng chốt ở hai ngả đường vào nhà anh Khải. Trong tốp công an, ngoài ông Tuấn cấp thành phố, tôi còn nhận ra ông Sầm, công an quận Tân Bình. Để theo dõi cuộc biểu tình ở Hà Nội, tôi gọi cho anh Nguyễn Quang A. Hóa ra tình cảnh của anh Quang A ở Hà Nội cũng giống như tình cảnh của tôi. Anh Quang A đang đi trên đường và cũng có đám công cụ quây quanh, cản đường không cho anh Quang A đi.

Hơn 10 giờ 30, anh Lê Phú Khải về, kể chuyện cuộc biểu tình thành công bất ngờ. Trước Nhà Hát Lớn xen giữa những sắc áo công an, những tốp người đứng ngơ ngác nhìn nhau, dò xét, chờ đợi. Lê Phú Khải mũ phớt, áo sơ mi trắng lốp, quần đen, giầy đen như một quí ông phong lưu, nhàn tản đến trước Nhà Hát Lớn. Một thanh niên mặt sáng sủa, đẹp trai nhìn Lê Phú Khải ngập ngừng hỏi: Bác đi biểu tình à? Tưởng là tên công an chìm gây sự, Lê Phú Khải trừng mắt hỏi lại: Đi biểu tình thì đã làm sao? Anh thanh niên mừng rỡ reo lên: A, thế là bác cũng đi biểu tình. Anh liền lấy trong người ra lá cờ đỏ tung lên. Như pháo hiệu đã nổ, những người đang tản mác quanh Nhà Hát Lớn liền tung cờ, giơ biểu ngữ giấu trong người ra dồn về trước Nhà Hát Lớn. Giữa những lớp sóng của lòng yêu nước, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đọc lời Tuyên bố mít tinh, nhà báo Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tục thét vang: Tổ Quốc trên hết! Những tiếng hô dồn dập: Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Phản đối Trung Quốc xâm lược!
Nhà báo Lê Phú Khải (đội mũ), người cạnh bên phải áo cộc tay là Bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm (cựu thủ lĩnh sinh viên chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975). Photo: on the net.

Thấy những con sóng của lòng yêu nước đang dâng cao, người đàn ông đứng cạnh Lê Phú Khải liền ra lệnh cho những công an đang bủa vây những người biểu tình: Chia cắt ra! Lê Phú Khải liền vặn hỏi: Chia cắt cái gì? Trả lời: Đây không phải việc của anh.

Không hiểu sao, những chiến sĩ công an trẻ không quyết liệt thực hiện mệnh lệnh chia cắt khối người biểu tình. Không bị chia cắt nhưng khối người biểu tình không thể di chuyển được, đi về hướng nào cũng bị các lực lượng chống biểu tình được chính quyền huy động quá đông đảo ngăn chặn.

Cuộc mít tinh của người dân Sài Gòn phản đối hành động gây hấn dồn dập mới diễn ra của nhà cầm quyền Trung Quốc với Việt Nam đã bị chính quyền Sài Gòn ngăn chặn, phong tỏa quyết liệt. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, cuộc mít tinh tuy chỉ diễn ra ở Nhà Hát Lớn trong thời gian ngắn ngủi cũng là thắng lợi của ý chí bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của những trái tim Việt Nam yêu nước.

Vẫn đội hình đông đảo buổi sáng bám theo tôi khi tôi từ nhà anh Lê Phú Khải trở về. Tôi vào nhà, họ còn chốt ở gần nhà tôi hơn một tiếng sau, đến xế trưa.

Thật buồn cho cách ứng xử của nhà nước với người dân có nỗi lòng đau đáu với nước và thật cám cảnh cho người dân Việt Nam sống trong xã hội cộng sản độc tài đến quyền yêu nước cũng không có, người dân thành bơ vơ, ăn nhờ ở đậu ngay trên chính quê hương đất nước mình.○


* Tác giả là cựu đại tá, nhà văn Quân đội nhân dân Việt Nam, người đã công khai ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2009, hiện sinh sống tại Sài Gòn.

Thượng tôn pháp luật và thực thi nhân quyền


Quang Trung

Bất kỳ xã hội nào được quản trị bằng nguyên tắc thượng tôn pháp luật (rule of law)[i] cũng đòi hỏi phải có sự thừa nhận tính chất tối cao của pháp luật và đòi hỏi một nhận thức rằng tất cả mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Các nhận thức này không chỉ có nghĩa là bản thân pháp luật phải tuân thủ nguyên tắc tối cao nhằm bảo vệ nhân quyền mà còn có nghĩa rằng chính bản thân các cơ quan, tổ chức và nhân viên của nhà nước, chính phủ cũng phải bị ràng buộc trách nhiệm trước pháp luật. Chỉ như thế, nhân quyền mới có thể được bảo vệ một cách hợp pháp và các biện pháp sửa chữa các xâm hại nhân quyền mới có thể tồn tại và công hiệu.

Thiếu vắng thượng tôn pháp luật, người dân sẽ thường xuyên phải sống trong sự bấp bênh, sợ hãi do thiếu một an ninh tối thiểu cho cuộc sống bình thường.

Photo: Rex Features/The Guardian
Hệ thống đảm bảo công lý trong một xã hội chính là yếu tố quyết định cho sự hiện diện và hiệu lực của thượng tôn pháp luật. Hệ thống đó bao gồm ba bộ phận (thiết chế): cảnh sát (police), kiểm sát (công tố, prosecution) và các cơ chế, chức năng tư pháp (judiciary)[ii]. Sự vận hành của các chức năng đó sẽ ảnh hưởng tới sự đáp ứng của hệ thống bảo vệ công lý trước nhu cầu của xã hội. Nếu hệ thống đó có khả năng đáp ứng một cách thỏa đáng thì nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong xã hội đó đã được thực thi hiệu quả.

Có thể nói thượng tôn pháp luật và nhân quyền là hai mặt của một đồng xu. Nếu thượng tôn pháp luật được bảo đảm thì nhân quyền được bảo vệ. Ngược lại, khi nhân quyền thiếu hụt hay bị chà đạp thì tức là thượng tôn pháp luật đã bị lơ là hoặc bị gạt bỏ. Nói cách khác, nếu cổ xúy nhân quyền hay cam kết nhân quyền mà không thực thi tinh thần thượng tôn pháp luật thì đó chỉ là những cổ xúy suông hoặc chỉ là những cam kết dối trá, lừa bịp. Vì vậy, cuộc đấu tranh để giành lấy nhân quyền không thể tách rời cuộc đấu tranh xây dựng một xã hội tôn trọng và thực thi thượng tôn pháp luật. Tinh thần này cũng được thể hiện qua phát biểu của ông Tổng thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan, vào ngày 21/09/2004:

“Chúng ta phải bắt đầu từ một nguyên tắc nền tảng rằng không có ai ở trên pháp luật và không có ai không được pháp luật bảo vệ. Tất cả mọi quốc gia đã tuyên bố thực thi thượng tôn pháp luật ở trong nước thì buộc phải tôn trọng nguyên tắc này ở ngoài nước và mọi quốc gia đã khẳng định thực thi ở ngoài nước thì buộc phải tuân thủ ở trong nước. Đúng vậy, thượng tôn pháp luật phải bắt đầu ngay từ mỗi quốc gia.”[iii]

Vai trò của cảnh sát

Nhân quyền chỉ có thể được bảo vệ khi thượng tôn pháp luật được thực thi thường trực và phổ biến, do đó luôn có một liên hệ khăng khít giữa thái độ của lực lượng cảnh sát với tình trạng vi phạm nhân quyền trong một xã hội. Nếu cảnh sát từ chối ghi nhận, lập hồ sơ về các khiếu nại, phàn nàn về hối lộ, sách nhiễu, nếu cảnh sát lại tạo ra các cáo buộc vu khống cho người khác hoặc nếu cảnh sát lại đe dọa tính mạng, tự do của những người muốn đấu tranh vì công lý thì tức là cảnh sát không chỉ đang xâm hại các nhân quyền của công dân mà còn đang biến cả hệ thống bảo vệ công lý thành một hệ thống lừa dối, vi phạm nhân quyền.

Bổn phận hàng đầu của cảnh sát phải là ngăn chặn, điều tra tội ác và bảo vệ các quyền của công dân trong sự tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo pháp luật. Việc không thực hiện các bổn phận này chính là một nguyên nhân lớn của các vi phạm nhân quyền và chính là một tội ác.

Bắt giữ, giam cầm trái phép và tra tấn người dân là những biểu hiện thường thấy của vi phạm nhân quyền trong giới cảnh sát. Ngoài ra, giới cảnh sát còn vi phạm nhân quyền bằng cách không tuân thủ qui trình pháp lý, cố ý làm sai lệch hồ sơ để che giấu tội phạm của chính bản thân hoặc của các thân hữu, kẻ mua chuộc. Biết và hiểu được các vi phạm nhân quyền thường có của giới cảnh sát cũng tức là để người dân hoặc chính giới cảnh sát có thể phòng ngừa, đấu tranh hữu hiệu chống lại các vi phạm nhân quyền của giới cảnh sát.

Một trong những bước đầu tiên và dễ dàng nhất để dân chúng đấu tranh với các vi phạm nhân quyền của giới cảnh sát là thu thập dữ liệu, lập hồ sơ một cách đầy đủ và hệ thống về các vụ việc lạm dụng, xâm phạm quyền công dân của giới cảnh sát và công khai các dữ liệu đó cho công luận biết. Cho dù việc lập dữ liệu, hồ sơ hệ thống, công khai không thể có hiệu quả ngay trong việc ngăn chặn, trừng phạt các xâm phạm nhân quyền của giới cảnh sát nhưng nó có tác dụng rất tốt trong việc cảnh báo các nhân viên cảnh sát và người thân của họ về những hành vi gây tội ác đối với con người đồng thời sẽ có tác dụng lâu dài trong việc huy động sự đoàn kết, ủng hộ của xã hội trong cuộc đấu tranh chung chống lại các vi phạm nhân quyền.

Vai trò của kiểm sát

Cơ quan kiểm sát là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo mọi pháp luật phải được thực thi một cách đúng đắn và đầy đủ. Khi có bất cứ điều luật nào bị xâm phạm hoặc có bất kỳ tội ác nào xảy ra, kiểm sát phải đảm bảo qui trình điều tra, tìm hiểu được diễn ra theo đúng các trình tự do pháp luật qui định và đảm bảo cuối cùng công lý phải được thực hiện. Vai trò của cơ quan kiểm sát đặc biệt quan trọng khi pháp luật bị xâm hại bởi chính các nhân viên thực thi pháp luật, các viên chức chính phủ - những người được giao nhiệm vụ bảo vệ các quyền công dân.

Do đó, để cơ quan kiểm sát có thể đảm bảo cho pháp luật luôn được tuân thủ, cơ quan này buộc phải là một thiết chế độc lập, đặc biệt không được liên đới, chịu điều khiển hay bị ràng buộc với các tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước hay các cơ quan tố tụng khác.

Các kiểm sát viên (công tố viên) bắt buộc phải độc lập - không chịu sự điều khiển hay ảnh hưởng của bất kỳ một đảng phái hay tổ chức xã hội nào - và phải không thiên vị (trung lập) – không được là thành viên của bất kỳ đảng phái hay nhóm, tổ chức xã hội nào và chỉ phán xét dựa theo pháp luật và lương tâm. Tính chất độc lập và không thiên vị (trung lập) của họ đặc biệt quan trọng và cần thiết trong những vụ việc xâm phạm pháp luật do lực lượng thực thi pháp luật hay các viên chức chính phủ gây ra. Khi kiểm sát viên (công tố viên) không còn giữ được tính chất độc lập và không thiên vị (trung lập), điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ là những người có khả năng rất lớn trong việc lạm dụng, phá hoại pháp luật.

Điều tra tội phạm và thu thập chứng cứ là những chức năng tối quan trọng để có thể truy tố được thủ phạm. Vì vậy, cơ quan kiểm sát không chỉ phải độc lập mà còn phải có trách nhiệm và đủ khả năng giám sát nghiêm ngặt quá trình điều tra một vụ việc – thường, trước tiên, do cảnh sát tiến hành.

Vì cảnh sát thường là lực lượng điều tra trước tiên, một chức năng quan trọng khác của kiểm sát là phải đảm bảo nếu có sự đe dọa chống lại nạn nhân và người làm chứng thì những kẻ đe dọa phải bị trừng phạt.

Chỉ cần nhìn vào mức độ độc lập và khả năng, trách nhiệm của một cơ quan kiểm sát có thể khẳng định được mức độ tôn trọng, tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật của một thể chế chính trị.

Vai trò của tư pháp[iv]

Hệ thống tư pháp là nơi cuối cùng công dân có thể tìm đến để kêu cứu công lý, đặc biệt trong trường hợp các cơ quan hay nhân viên nhà nước vi phạm quyền của họ. Vì vậy, nếu một hệ thống tư pháp không quan tâm tới nhân quyền và/hoặc tham gia vào việc lạm dụng quyền lực thì đó là một trở ngại hết sức nghiêm trọng đối với việc thực thi nhân quyền trong một xã hội.

Do đó, hệ thống tư pháp cũng cần phải độc lập. Tính chất độc lập của hệ thống tư pháp bắt nguồn từ triết lý phân chia quyền lực (separation of powers): tam quyền phân lập giữa ba nhánh quyền lực cơ bản của một nhà nước (hành pháp, lập pháp và tư pháp). Ba quyền lực đó phải được tách rời theo nghĩa không được để cho một lực lượng duy nhất nào khống chế, chỉ đạo hay ảnh hưởng trong quá trình thiết lập quyền lực và thực thi quyền lực, cũng như không được để ba quyền lực đó câu kết với nhau trong việc ra quyết định. Nguyên tắc này cho phép tạo ra một hệ thống (cơ chế) có tính chất “kiểm soát và cân bằng” (checks and balances) thường trực và tự động để ngăn chặn, giảm thiểu mọi lạm dụng quyền lực rất có thể và rất thường xảy ra đối với các cá nhân và các cơ quan nắm quyền lực công.

Sự phân quyền và tính chất độc lập đó là nền tảng cơ bản tối thiểu để có một hệ thống tư pháp hữu hiệu trong việc duy trì và bảo vệ thượng tôn pháp luật và nhân quyền. Không có thượng tôn pháp luật sẽ không có thực thi nhân quyền.

Trong bất cứ xã hội hiện đại nào, vai trò của hệ thống tư pháp cũng là việc bảo vệ nhân quyền bằng cách đảm bảo cho mọi vụ việc tố tụng được diễn ra đúng qui trình pháp luật (due process) và đạt được các giải pháp sửa chữa các vi phạm pháp luật, các vi phạm nhân quyền một cách kịp thời và hiệu quả. Vai trò này chỉ có thể được thực hiện bằng sự vận hành hoàn toàn độc lập của hệ thống tư pháp, với các quyết định chỉ dựa trên hai trụ cột: các nguyên tắc pháp luật và sự phán xét duy lý không thiên vị.

Tính chất độc lập hệ trọng của tư pháp đòi hỏi hệ thống này phải có khả năng hoạt động thoát khỏi mọi ảnh hưởng của chính phủ hoặc các cơ quan khác thuộc hệ thống quyền lực công. Đòi hỏi này thường cần phải được minh định rõ ràng trong hiến pháp hoặc trong các văn bản pháp luật khác.

Đồng thời với tính chất độc lập của toàn hệ thống, các thẩm phán cũng phải được đảm bảo khả năng độc lập trong khi thực thi trách vụ. Hai tính chất độc lập này có mối quan hệ gắn chặt gần như đồng thuận với nhau. Nếu hệ thống tư pháp không độc lập thì rất ít cơ may để có các thẩm phán hoạt động độc lập.

Cả hai tính chất độc lập vừa kể nhằm tạo cho và đòi hỏi các thẩm phán một khả năng đảm bảo các thủ tục tư pháp luôn được thực thi một cách công bằng và quyền lợi của tất cả các bên liên quan luôn được xem xét và tôn trọng như nhau.

Cả hai tính chất độc lập nói trên cũng nhằm bảo đảm để hệ thống tư pháp luôn bị buộc trách nhiệm trước dân chúng. Điều này hết sức hệ trọng đối với các thành viên cao cấp của hệ thống tư pháp như chánh án tối cao hoặc những chánh án của các tòa án cao nhất của một vùng.

Cách thức bổ nhiệm hay kỷ luật các nhân viên của hệ thống tư pháp cũng có ảnh hưởng hết sức hệ trọng tới phẩm chất của hệ thống tư pháp. Việc bổ nhiệm, đề bạt, bãi nhiệm hay kỷ luật các thẩm phán chỉ được dựa trên ba (03) yếu tố: phẩm chất nghề nghiệp, uy tín và liêm chính cá nhân. Ngoài ra không được dựa vào bất cứ yếu tố, ảnh hưởng nào khác để đánh giá phẩm chất các thẩm phán, các nhân viên tư pháp. Những cơ sở đó cũng phải được áp dụng y hệt trong việc cung cấp phương tiện, điều kiện làm việc (vật chất, tài chính, tinh thần) và đảm bảo ổn định chức vụ cho các nhân viên tư pháp. Chỉ khi đó các nhân viên tư pháp, các thẩm phán mới có thể yên tâm thực thi trách vụ, phán xét công lý chỉ dựa vào pháp luật và lý trí cùng lương tâm không thiên vị.

Một khác biệt cơ bản trong các thể chế chính trị trên thế giới hiện nay không phải ở vấn đề có hay không có sự hiện diện của hệ thống tư pháp mà là ở mức độ và việc có hay không có tính chất độc lập của hệ thống hết sức hệ trọng này.

Cam kết

Một biểu ngữ do chính quyền treo tại Hà Nội 
ngày 09/12/2012
Vào ngày 10/12/1948 loài người lần đầu tiên đã có một tuyên bố chung về các quyền con người – nhân quyền – cơ bản. Đó là Tuyên ngôn toàn Thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc.[v]

Ngày hôm nay, gần như tất cả các chính quyền trên thế giới đều đã phải tự cam kết chấp thuận và thực thi Tuyên ngôn toàn Thế giới về Nhân quyền. Không có một chính quyền nào phản đối việc thực thi nhân quyền.

Nhưng muốn có nhân quyền và muốn nhân quyền được thực thi, bảo vệ thì không thể từ chối xây dựng một nhà nước có nền tảng thượng tôn pháp luật. Muốn có thượng tôn pháp luật không thể từ chối việc chấp nhận một hệ thống tư pháp, kiểm sát và cảnh sát phải độc lập tối thiểu với tất cả các đảng chính trị, đặc biệt là đảng đang cầm quyền. Nếu những qui luật tất yếu này không được chấp nhận thì tất cả mọi cam kết rõ ràng nhất, hùng hồn nhất trong việc thực thi nhân quyền đều chỉ là những ngôn từ mỵ dân, lừa dối.○





[i] Rule of law: đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực pháp lý và quản lý nhà nước theo cách dân chủ, có nguồn gốc từ phương Tây, đặc biệt trong các nước sử dụng Anh ngữ. Thuật ngữ này nhằm nói đến một hệ thống nhiều ý niệm với tinh thần cốt lõi là coi pháp luật là tối cao. Có nhiều cách dịch rule of law ra tiếng Việt. Trong bài viết này chúng tôi chọn cách dịch là “thượng tôn pháp luật”.

[ii] Thực ra trong đa phần các cấu trúc tư pháp (judiciary) của hệ thống nhà nước dân chủ đã bao gồm cả chức năng “công tố” (kiểm sát). Ở đây chúng tôi muốn tách rõ hai bộ phận công tố” (kiểm sát) và “tư pháp” ra một cách riêng rẽ để cho dễ hiểu hơn đối với những độc giả chưa quen với các vấn đề tổ chức nhà nước hiện đại, nhất là cách phân chia này lại dễ so sánh với hệ thống hiện tồn ở Việt Nam.


[iii]We must start from the principle that no one is above the law, and no one should be denied its protection. Every nation that proclaims the rule of law at home must respect it abroad; and every nation that insists on it abroad must enforce it at home. Yes, the rule of law starts at home.- New York, 21 September 2004 - Secretary-General's address to the General Assembly.


[iv] Tư pháp: ở đây chủ yếu nói đến các tòa án và các thẩm phán cùng các nhân viên có chức năng tương đương.

[v] Quí vị cũng có thể xem toàn văn Tuyên ngôn dưới dạng pdf tại đây.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Liêm sỷ và năng lực Quốc hội ở đâu?


Phạm Hồng Sơn


Ngày hôm qua, 21/11/2012, trong kỳ họp thứ 4, khóa 13, với tỷ lệ 474/478, Quốc hội Việt Nam đã gần như tuyệt đối thông qua một nghị quyết lịch sử. Nghị quyết này gồm nhiều điểm chi tiết nhằm cụ thể hóa qui trình cũng như phạm vi, đối tượng mà Quốc hội có thể bãi nhiệm chức vụ.

Nói một cách ngắn gọn và bình dân là: từ 01/02/2013 Quốc hội có thể đuổi việc tất cả công chức chính quyền từ ông thủ tướng, chủ tịch nước, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cho tới ông chủ tịch phường, cô thư ký xã. Dĩ nhiên, nghị quyết này không thể áp dụng đối với chức vụ tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực ra, nghị quyết này chỉ là một cụ thể hóa thêm cho thẩm quyền bãi chức, đuổi việc của Quốc hội đối với các viên chức công quyền thiếu tư cách và/hoặc kém năng lực đã được Hiến pháp (Điều 83 Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung 2001) và chính Luật tổ chức Quốc hội (năm 2002, sửa đổi 2007) đã giao cho từ lâu.

Photo: Internet

Như vậy, một trọng trách đã được minh định trên văn bản nhưng chưa bao giờ được thực thi đã vừa được Quốc hội củng cố thêm cũng bằng văn bản. Việc thực thi lần này ra sao (nếu có) chắc chắn vẫn còn phải đợi thời gian trả lời.

Nhưng vấn đề quan trọng là nếu chính bản thân Quốc hội thiếu tư cách và/hoặc mất năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước” (Điều 83 Hiến pháp), thì Quốc hội có tự bãi nhiệm, từ chức không?

Nếu không, làm sao Quốc hội có đủ tư cách, uy lực để phán xét, buộc người khác từ chức?

Khi một quốc hội đã không dám cất tiếng phản đối kẻ sỷ nhục quốc thể, xâm lấn chủ quyền quốc gia, một quốc hội chưa bao giờ cứu xét những tiếng kêu oán thán của dân chỉ cách tòa nhà quốc hội vài bước chân, một quốc hội đã hoàn toàn im lặng trước lời mời thống thiết hãy “vi hành” với dân có là một quốc hội còn liêm sỷ hay đủ năng lực?○


Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Tạm biệt nắm đấm, chào bàn tay đầy mồ hôi!



The Economist
17/11/2012

Tổng thống Obama sắp có chuyến thăm đặc biệt chưa từng có tới Miến Điện

Picture: The Economist

Chỉ còn chưa đầy một ngày nữa Tổng thống Obama sẽ đặt chân tới Miến Điện. Khi Obama tới Miến Điện, một trong ba điểm dừng chân tại ba quốc gia trong hành trình tới Đông Nam Á lần này, vào ngày 19 tháng Mười một tới đây, đó sẽ là một thời khắc lịch sử: chuyến thăm lần đầu tiên của một tổng thống Mỹ đang tại vị, sự kiện đánh dấu cho một trong những hồi phục quan hệ nhanh nhất với một cựu thù của Mỹ.

Cách đây không lâu Mỹ vẫn còn gọi Miến Điện là “tiền đồn của bạo quyền” và là “một đe dọa đặc biệt và ghê gớm cho an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ.” Nhưng đó là chuyện xảy ra trước khi Aung San Suu Kyi được trả tự do khỏi án quản thúc tại gia vào cuối năm 2010 và năm sau đó vị tổng thống mới lên Thein Sein đã hứa sẽ đưa đất nước theo hướng mở cửa và cải cách.

Những ngày này một không khí hữu nghị đang ngập tràn giữa hai quốc gia. Các sự kiện biến chuyển thật nhanh, mới chỉ hai tháng trước đây cái tên Theinsein mới được vội bỏ ra khỏi bản danh sách đen dài ngoằng cấm cấp visa vào Mỹ để Theinsein có thể gặp được những người bạn mới thuộc nội các của Obama ở New York.

Có thể là quá nhanh đối với một số người. Obama nói ông ta sẽ tới Miến Điện để tưởng thưởng cho chính quyền vì những thay đổi theo hướng dân chủ đã được thực hiên trong hai năm vừa qua và để thúc đẩy cải cách hơn nữa. Tuy nhiên, một số nhà hoạt động và những người Miến Điện lưu vong lại phê phán sự hối hả của Obama. Mặc dù thừa nhận Miến Điện đã có những tiến bộ nhưng họ cho rằng còn quá sớm để một tổng thống Mỹ phải thân chinh đến thăm một chế độ vẫn còn cầm giữ bao nhiêu tù chính trị và đang tiến hành chiến tranh chống lại chính nhân dân của nó-người dân tộc Kachin.

Đúng là đang nổ ra nhiều va chạm bạo lực giữa các phe phái tôn giáo ở bang Rakhine phía Tây, nơi có nhóm người thiểu số Hồi giáo Rohingya đang sinh sống. Từ khi nổ ra va chạm trong tháng Sáu đến nay đã có hàng trăm người chết và hơn 130.000 người mất nhà cửa. Sự bất lực, hoặc thiếu quyết tâm, của chính phủ trong việc loại trừ các gây hấn đối với người Rohingya – những người không chấp nhận chính quyền mặc dù đã sống ở Miến Điện từ rất lâu, làm dấy lên những nghi ngờ về sự thành thực của chế độ trong việc thay đổi theo hướng tôn trọng nhân quyền và các khác biệt về sắc tộc.

Trong khi đó những quan ngại tương tự cũng làm nổi lên các phàn nàn về một điểm dừng chân khác của Obama: Cambodia.  Obama cũng sẽ ở Phnompenh trong ngày 19 và 20 tháng Mười một để tham dự Thượng đỉnh Đông Á thường niên. Nhưng có nhiều người, trong đó có cả các thành viên Quốc hội thuộc cả Cộng hòa và Dân chủ, đều đặt dấu hỏi về sự khôn ngoan trong việc Obama tỏ ra quá gần gũi với Hunsen – người đàn ông quyền lực đã cai trị Cambodia trong gần ba chục năm qua bằng bàn tay sắt. Chỉ có điểm dừng ở Thailand là Obama gần như không gây ra tranh cãi gì.

Tuy nhiên, loại bỏ mọi quan ngại là chính sách “điểm then chốt” của Mỹ trong chính sách hướng về châu Á và trong cuộc đua tìm kiếm bạn hữu và ảnh hưởng địa chính trị trong việc đối mặt với một Trung Quốc đang lên. Vì thế Miến Điện với 2 000 km biên giới với Trung Quốc đang được xem là một mục tiêu quan trọng trong cuộc đua tranh đó. Bước chân nóng vội của Obama tới Miến Điện đã phát ra một thông điệp rất rõ ràng về ý định của Mỹ.

Chuyến thăm đó cũng sẽ được dùng để chứng minh cho sự đúng đắn trong chính sách đối ngoại theo hướng hòa giải nhiều hơn như ông ta đã hứa trong bài diễn văn nhậm chức vào tháng Một năm 2009, sau những chính sách quá hiếu chiến của người tiền nhiệm George W. Bush. Từ đó, Obama đã giơ tay ra cho các chế độ đã từng có “ý muốn mở nắm đấm.” Thực tế, chính sách đó không có mấy kết quả ở Bắc Triều tiên và Iran, nhưng ít nhất Obama cũng đã có được một bàn tay mở ra đầy mồ hôi ở Miến Điện.

Trước đây, Mỹ đã cố gắng cách ly chế độ độc tài quân sự bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế tổng thể bắt đầu sau khi chính quyền trấn áp phong trào dân chủ vào đầu thập niên 1990 và quản thúc nhà lãnh đạo phong trào, Bà Suu Kyi. Chính quyền Obama đã hứa vẫn duy trì trừng phạt nhưng  cũng xác nhận sẽ đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Miến Điện, với sự ủng hộ của Bà Suu Kyi.

Sự “can dự thực dụng” đó đã mang lại kết quả rất rõ ràng. Các chuyến thăm của quan chức Mỹ và các đề nghị trợ giúp đã được đáp lại tương ứng bằng các nhượng bộ của chính quyền: nhiều đợt thả tù nhân chính trị (trong đó có một đợt vừa thực hiện ngay trước khi Obama đến), tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ một cách tự do và công bằng, nới lỏng kiểm soát truyền thông. Những bước đi thay đổi đã được tăng tốc hơn sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillry Clinton vào cuối năm ngoái. Nhưng một điều quan trọng đối với Mỹ là ngài Theinsein đã từ bỏ quan hệ quân sự với Bắc Triều tiên.

Nhưng điều quan trọng là giới tướng lĩnh cầm quyền của Miến Điện đã thực sự muốn can dự vào quá trình cải cách. Tình trạng tồi tệ ở phía Tây của đất nước và một nền kinh tế èo uột khiến họ cảm thấy rất hổ thẹn khi sát vai cùng những đồng sự trong khu vực Đông Nam Á. Họ cũng muốn chấm dứt sự dựa dẫm, lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc. Và cũng vì người Mỹ đã nhận thấy các biện pháp trừng phạt đã đẩy Miến Điện vào vòng tay của Trung Quốc nên các tướng lĩnh càng ngày càng khó chịu hơn với sự ôm ấp của Trung Quốc. Trong khi đó các doanh nghiệp Trung Quốc lại đang tiến tới việc khống chế thị trường Miến Điện, nhất là ở phía Bắc Miến Điện, nơi người Trung Quốc đang phá bĩnh để hòng triển khai những dự án rất có hại. Vì vậy cả hai bên, Mỹ và Miến Điện, đều có những lý do rất tốt để giúp đỡ lẫn nhau.

Trong khi Mỹ đang tìm cách tăng cường quan hệ trong khu vực lân cận thì về phần mình Trung Quốc lại tỏ ra im lặng một cách kỳ lạ trước việc Miến Điện đã chuyển hướng về phía phương Tây. Trung Quốc buộc phải im lặng có lẽ là do Miến Điện có ý nghĩa quan trọng cho Trung Quốc hơn tất cả mọi thứ trong vấn đề vận chuyển khí đốt trong tương lai. Các kế hoạch này đã được triển khai với các đường ống đang lắp đặt. Còn về Bà Suu Kyi thì nhiều người Trung Quốc gần như không biết gì. Nhưng một khi Bà Suu Kyi lên cao thêm nữa thì chắc chắn mọi sự sẽ thay đổi. Ngoài ra, những xu hướng thiên về thế giới nói tiếng Anh và người chồng quá cố của bà đã hết sức nhiệt thành trong việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng, sẽ là những điều không thể không làm cho Trung Quốc quan ngại về Bà.

Trong khi đó, những chuyên gia về đối ngoại ở Trung Quốc lại từ chối đặt mình vào những diễn từ hùng hồn của Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Như Zhu Feng, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, phàn nàn rằng Mỹ luôn luôn có mối quan ngại chiến lược với Trung Quốc ở khu vực, và cho rằng Mỹ đang muốn sử dụng “Miến Điện làm bàn đạp ra Ấn độ dương.” (giả định này không phải không có lý.)

Do vậy chuyến thăm của Obama dường như chỉ làm nặng thêm cho cảm giác của Trung Quốc về một cuộc bao vây đang triển khai âm thầm. Các chuyên gia Trung Quốc cũng nhắc đến một tuyên bố rất đặc biệt trong tháng trước về việc quân đội Miến Điện sang năm có thể tham gia, với tư cách quan sát viên, các cuộc tập trận thường niên Hổ mang Vàng của Mỹ cùng các bạn hữu trong khu vực. Cuộc tập trận năm nay ở Thailand gồm các lực lượng đến từ Nam Hàn, Indonesia, Nhật Bản và Singapore. Nếu như Miến Điện lại kết thân với nhóm này thì có thể những diễn giải ngày càng nghi kỵ hơn về “điểm then chốt” của Mỹ sẽ ngập tràn các làn sóng vô tuyến ở Bắc Kinh.

Người dịch: Quang Trung