Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Đừng lầm “Tù nhân” với “Phạm nhân”

Phạm Hồng Sơn

Đọc thông tin trên mạng gần đây thỉnh thoảng thấy cả những người thân của một số tù nhân lương tâm gọi người nhà của mình đang bị cầm tù là “phạm nhân”. Cách gọi này nên được nhìn nhận lại.

 “Phạm nhân” (person who breaks law, who commits a crime) là từ chỉ thấy dùng đại trà đối với mọi người tù từ khi chế độ độc tài cộng sản hình thành trên đất Việt. “Phạm nhân” là từ có ý miệt thị, thiên lệch ngầm khẳng định một cách tùy tiện người đó đã “phạm tội” bất biết oan-sai. “Phạm nhân” đã tước đi nguyên tắc suy đoán vô tội của luật pháp và chà đạp phẩm giá con người.

“Tù nhân” (prisoner) là một từ trung tính, chỉ người bị cầm tù bất cứ vì lý do gì, có tội thực hay bị oan sai, bị bách hại.

Trong các hệ thống tư pháp dân chủ, một người bị tòa án tuyên là có tội (found guilty) cũng chỉ bị gọi là người đã bị kết tội, người đã có án (convict, convicted) chứ không bị gọi với  ý khẳng định tuyệt đối rằng họ đã phạm tội, phạm luật – vẫn để mở cho mọi khả năng xem xét lại vấn đề và tránh tối đa việc động chạm tới nhân phẩm.

Rất mong chúng ta – những người muốn có Nhân quyền, Công lý – đừng sử dụng nhầm hai từ này.○ 

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Thê thảm và vô thường

Phạm Hồng Sơn

Thật lạnh người khi nhìn tấm ảnh ông Chang Song-thaek, chú dượng và cũng chính là người bảo trợ, giúp củng cố quyền lực cho Kim Jong-un suốt hơn hai năm qua tại Bắc Hàn, hai tay bị khóa chặt, cúi đầu bất lực giữa hai vệ binh kèm sát hai bên để đi hành hình ngay tức khắc, sau phiên tòa chóng vánh ngay trong ngày 12/12/2013, theo lệnh của Kim Jong-un.

Hơn 2000 năm trước, Tư Mã Thiên viết: “Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu.”

Đó cũng là lẽ vô thường như Lão đã nói hơn 400 năm trước khi Tư viết ra những lời xót xa đó.

Không có gì mãi mãi dù con người cứ muốn muôn năm, vạn tuế.

Dân chủ hay chuyên chế cũng đều không thể thoát lẽ Vô thường. Chỉ có khác, Dân chủ nương theo Vô thường, không để cho hôm nay là vua, là quan to nhưng chốc lát đã thành tử tội.

Thật tiếc, thật thương cảm cho những người như ông Chang đã không hoặc không kịp lường được lẽ vô thường, và có thể đã không biết đến dân chủ trong một thời đại của dân chủ.

Ôi, thê thảm và vô thường quá!○

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Nhất vẫn Nhất – Hat off to a detained blogger Nhat

(Bilingual)

Phạm Hồng Sơn

Tờ Công an Nhân dân ngày 12/12/2013 vừa cho biết vài dòng tin về ông Trương Duy Nhất đang ở trong tù:

 “Trong quá trình điều tra, bị can Trương Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết có nội dung nêu trên của mình. Tuy nhiên bị can không thừa nhận đó là hành vi phạm tội. Trương Duy Nhất không tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi vi phạm của mình.”

Người như ông Trương Duy Nhất hẳn phải biết rõ ngày tù phía trước ông có thể sẽ phải kéo thêm hơn sáu năm nữa. Sáu năm là quãng thời gian có thể thừa để ông Nhất từ một ông bố của sinh viên trở thành một ông ngoại. Sáu năm cũng thừa để có thể biến một gia đình đầy đủ, hạnh phúc thành khánh kiệt, tan đàn xẻ nghé. 

Nhưng ông Nhất vẫn không chỉ không nhận tội mà còn “không tỏ ra ăn năn, hối cải” gì cả. Nghĩa là ông Nhất, 49 tuổi, cựu nhà báo nhà nước và con cưng của người có công với nhà nước, đã bác thẳng cơ hội được nhà nước xem xét, cho “hưởng lượng khoan hồng”: tại ngoại về nhà ăn Tết với vợ con hoặc sẽ được nhận bản án nhẹ để ra tù sớm.

Đúng là Nhất – Ông Trương Duy Nhất, cựu chủ trang blog “Một góc nhìn khác”.○


Hat off to a detained blogger Nhat

Pham Hong Son

Truong Duy Nhat, 49, a state-owned journalist-turned critical blogger and a son of a veteran communist party member in Vietnam, has been in prison and awaiting a trial since last May 2013 for a charge of “abusing democratic rights”, the infamous article 258 of Vietnam penal code.

Công an Nhân dân (the people’s police), a state-owned newspaper, just revealed some first info about Nhat since his arrest. One excerpts states:

“During the investigation, the suspect Truong Duy Nhat did declare clearly his writings and publications related to aforementioned contents. However, the suspect has not admitted any violations of law at all. Truong Duy Nhat has shown no repent nor regret over his violation.”

Mr Truong Duy Nhat must have well known of the article 258’s penalty severity, which may go up to seven years in prison. And Nhat must also have missed a lot his beloved like his spouse and his student daughter, who have been waiting for him day by day, night by night. But people like Nhat would hardly give up the liberal ideal upon threat or self-interest.

Nhat, in Vietnamese, signifies the top of a rank or something, which has nothing above. And Duy Nhat means unique, uniqueness.○